HẠT LỌC NỔI PS là gì ?
1. Tính chất vật lý
- hạt có hình cầu, màu trắng, nhẹ hơn nước
- Diện tích bề mặt tiếp xúc : 600m2/ m3( hạt 3-5mm), 1150m2/m3( hạt 2-3mm
2. Phạm vi ứng dụng
- Xử lý nước ngầm: khử Fe, Mg
- Nước mặt: khử chất cặn lơ lửng và phù xa
- Xử lý nước thải: làm giá thể sinh học
3. Hướng dẫn xử dụng
* Đối với xử lý nước mặt
- Nguồn nước có độ đục thấp ( < 100 NTU): dùng hạt 2 – 3 mm, độ dày lớp hạt lọc 1m. - Nguồn nước có độ đục 100 – 300 NTU: dùng hạt kích thước 1.5 – 2 mm, độ dày 1m. - Nguồn nước có độ đục > 300 NTU: không khuyến cáo sử dụng.
* Đối với xử lý nguồn nước ngầm
- Nguồn nước có hàm lượng Fe cao 15 – 40 mg/l: đầu tiên xử dụng tháp ôxy hóa hoặc ejector để láy thêm ôxy, nếu cần có thể châm hóa chất để năng pH. Sau đó tiến hành lọc qua 2 công đoạn lọc thô bằng vật liệu lọc nổi và lọc tinh bằng cột lọc cát.
- Nguồn nước có hàm lượng Fe < 15 mg/l: các bước tiến hành như trên ( Fe = 10 – 15 mg/l), hoặc có thể lọc qua một công đoạn Fe < 10mg/l.
- Nguồn nước có chứa hàm lượng Mn < 5mg/l: sau 1 thời gian xử dụng khoảng 2 tuần – 1 tháng, bề mặt hạt đã phủ một lớp ôxít Fe màu vàng nâu, hoặc oxit Mn màu nâu đen, lúc đó hạt trở thành vật liệu xúc tác quá trình oxy hóa Fe và Mn rất hiệu quả. Do đó hạt càng xử dụng lâu càng tốt.
* Đối với xử lý nước thải
- Là giá thể sinh học cho quá trình xử lý hiếu khí, kỵ khí bằng vi sinh vật sinh trưởng bám dính, xử dụng hạt từ 3 – 5 mm.
4. Xả rửa
- Khi chất lượng nước xấu đi cần tiến hành rửa lọc bằng cách: xả bỏ 1m nước phía trên lớp vật liệu( xử dụng nước thô, không cần bơm rửa lọc), sau đó lặp lại chu trình như cũ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét